WECOME TO ARTLANTIS FEROTHAI

Artlantis là độc lập dựng hình nhanh nhất ứng dụng phát triển đặc biệt cho các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế, lý tưởng cho một cách nhanh chóng và dễ dàng tạo dựng hình 3 chiều độ phân giải cao, QuickTime VR panoramas, QuickTime VR Đối tượng và hình ảnh động. Một nhà lãnh đạo trong công nghệ cửa sổ xem trước, Artlantis là phần mềm dựng hình được sử dụng bởi các kiến ​​trúc sư, nhà thiết kế và chuyên gia thiết kế đô thị ở hơn 80 quốc gia.

Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VỀ TÊN PHƯỜNG CỦA THỊ XÃ BA ĐỒN SẮP TỚI

Đề xuất về số phường và tên gọi các phường thuộc thị xã Ba Đồn sắp tới

Nguyễn Hữu Chỉnh

LTS : Ngày 26.10.2009, Ban Chủ nhiệm Website Caucaquangbinh.com nhận được một lá thư đề tên người gửi là bác Nguyễn Hữu Chỉnh, một người con của đất Phan Long (tức Ba Đồn ngày nay) đang công tác và sinh sống tại Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nội dung của lá thư này là những đề xuất, góp ý liên quan đến việc thành lập thị xã Ba Đồn trong thời gian tới. Ban chủ nhiệm QBFC nhận thấy đây là những ý kiến xây dựng quê hương rất tâm huyết của một người con Quảng Bình đang sống xa quê nhưng tấm lòng luôn hướng về Đất Mẹ. Những ý kiến này lại rất trùng hợp với tâm nguyện của rất nhiều người con Ba Đồn hiện đang sinh sống tại quê nhà. Ngoài ra, trong lá thư này còn chứa đựng nhiều thông tin về quê hương Phan Long, rất bổ ích cho các bạn trẻ tìm hiểu và học hỏi. Chính vì thế, Ban chủ nhiệm QBFC xin phép được đăng nguyên văn lá thư này để các bạn cùng tham khảo. Xin trân trọng cám ơn bác Nguyễn Hữu Chỉnh đã tin tưởng gửi lá thư này cho chúng tôi! Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người đã xem topic này!

*
* *

Ngày 14-8-2009 vừa qua, đoàn công tác của Tỉnh uỷ, HĐND và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra và kết luận kết quả thực hiện công tác quy hoạch, nâng cấp thị trấn Ba Đồn lên đô thị loại IV và trở thành thị xã trực thuộc tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn. Đây là tin vui không chỉ riêng cho bà con quê nhà mà cho cả những người con đang sống xa Đất Mẹ.

Chủ trương xây dựng nâng cấp đô thị thị trấn Ba Đồn và tích cực làm công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cho Ba Đồn sớm trở thành thị xã là một chủ trương sáng suốt, một quyết sách giàu tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh nhà và huyện Quảng Trạch. Đó cũng là sự nỗ lực phấn đấu xây dựng tầm vóc quê hương, là tâm nguyện lâu nay của bà con nhân dân thuộc địa giới hành chính thị xã Ba Đồn sắp tới và cả những người con thuộc khu vực đó đang công tác, sinh sống lập nghiệp xa quê.

Ba Đồn thành thị xã sẽ là động lực, là đầu tàu thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, … cho khu vực Bắc Quảng Bình. Ý nghĩa thực tiễn quan trọng này chắc đã được phân tích đánh giá kỹ lưỡng trong luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật - Xã hội của Đồ án qui hoạch nâng cấp thị xã cho thị trấn Ba Đồn. Riêng về việc thành lập các đơn vị hành chính thuộc thị xã Ba Đồn, tôi xin được góp ý như sau.

Ngoài 5 xã ngoại thị (Quảng Phong, Quảng Long, Quảng Thọ, Quảng Phúc, Quảng Thuận), nội thị cần có nhiều phường hơn, trước mắt nên chia thành 4 phường thay vì 3 phường là phường 1, phường 2, phường 3 như trong Đồ án qui hoạch.

Theo Quyết định thành lập đơn vị hành chính thị trấn Ba Đồn ngày 26-6-1958 của Uỷ ban hành chính Liên khu IV, thị trấn Ba Đồn gồm có 4 khu phố với tên gọi là : Long Thành, Long Thị, Long Hòa và Long Hảo. Khu phố Long Thành - trung tâm là Đình làng Phan Long; Khu phố Long Thị - trung tâm là chợ Ba Đồn; Khu phố Long Hòa - nơi đóng các trụ sở hành chính cũ của huyện Quảng Trạch, nay là khu vực Trường PTTH số 1; Khu phố Long Hảo - vị trí trung tâm gần cầu Kênh Kịa hiện nay. Bốn khu phố này đã gắn kết chặt chẽ với nhau góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa riêng có và nhân cách thành thị của người dân Ba Đồn (tên cũ là Phan Long). Dân gian địa phương quê nhà thường gọi là "Đất Bốn Rồng" (tục truyền, ngày xưa các cụ kể lại, Phan Long là gọi trạiz đi chữ Phân Long, nghĩa là vùng đất phân chia cho bốn con Rồng). Các hoạt động sản xuất, lễ hội, văn hóa, xã hội, … của 4 khu phố cũ Ba Đồn có nét riêng song lại rất gắn quyện với nhau về tính cách đặc thù thống nhất của người Phan Long - Ba Đồn. Tên tuổi 4 khu phố này đã được khắc sâu vào tâm khảm của các thế hệ công dân Ba Đồn với bao kỹ niệm sâu sắc về lịch sữ đấu tranh, xây dựng, phát triển và đặc biệt là thời kỳ phồn thịnh, sầm uất nhất của thị trấn Ba Đồn từ sau hòa bình 1954 đến trước cuộc chiến tranh huỷ diệt thị trấn bằng không quân của đế quốc Mỹ (1964-1972). Nay nếu Ba Đồn trở thành thị xã sẽ là cơ hội tốt nhất để trả lại 4 tên đó cho 4 khu phố cũ của thị trấn và nâng lên thành 4 phường nội thị của thị xã mới.

Vấn đề còn lăn tăn có thể là diện tích và dân số mỗi phường sao cho phù hợp với tiêu chí đơn vị hành chính nội thành cấp đô thị tương ứng. Tôi xin đề xuất giải quyết việc này bằng cách, điều chỉnh lại địa giới, dân số một số vùng phụ cận của các xã ngoại thành ghép thêm vào. Giả như,phường Long Thị lấy thêm một số thôn thuộc Quảng Thuận; phường Long Hòa lấy thêm một số thôn thuộc Quảng Thọ; phường Long Hảo lấy thêm một số thôn thuộc Quảng Phong, Quảng Long; phường Long Thành lấy thêm một số thôn thuộc Quảng Long, .v.v. Việc này chúng tôi nghĩ trong phạm vi và quyền hạn quản lý hành chính của tỉnh và huyện có thể kiến nghị trên làm được.

Với tên gọi các phường như trên sẽ tạo nên âm điệu rung cảm, dễ nhớ, dễ liên kết tâm hồnnhững người con có chung một dòng trong lý lịch về địa danh địa phương chôn nhau cắt rốn của mình, thay cho những con số 1,2,3, … khô khan, không ngữ điệu, ít xúc cảm, khó lưu vào tâm khảm lòng người - nhất là những người xa quê.

Trên đây là một số cảm nghĩ tâm huyết với Quê hương của chúng tôi - những người con Ba Đồn đang sống xa Đất Mẹ. Kính chuyển về quê nhà với hầu mong góp thêm tiếng nói chân thành xây dựng quê hương.

Nguyễn Hữu Chỉnh
- Nguyên quán : Khu phố Long Thành
TT Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình
- Trú quán : Nha Trang, Khánh Hòa

Không có nhận xét nào: